THỊ MẦU: Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?

TIẾNG ĐẾ: Ai lại khen chú Tiểu thế cô Mầu ơi!

THỊ MẦU: Đẹp thì người ta khen chứ sao!

Này chị em ơi,

Người đâu đến ở chùa này

Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

Ấy mấy thầy tiểu ơi!

KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật!

THỊ MẦU: Ấy mấy thầy tiểu ơi!

TIẾNG ĐỀ: Mầu ơi mất bò rồi

THỊ MẦU: Nhà tao còn ối trâu!

Này thầy tiểu ơi!

Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua.

Ấy mấy thầy tiểu ơi!

KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật.

TIẾNG ĐẾ: Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?

THỊ MẦU: Nhà tao có chín chị em, chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy!

TIẾNG ĐẾ: Dơ lắm! Mầu ơi!

THỊ MẦU: Kệ tao! Này thầy tiểu ơi, ăn với em miếng trầu đã nào, rồi để mõ đấy em đánh cho!

KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật!

THỊ MẦU: Ấy mấy thầy tiểu ơi!

Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng…

(Trích đoạn Thị Mầu lên chùa, trích từ vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Nhân vật có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích là ai? (0,5 điểm)

  1. Kính Tâm
  2. Thị Mầu
  3. Tiếng đế
  4. Các nhân vật có lượt lời bằng nhau

Câu 2. Đoạn trích trên có mấy loại lời thoại? Đó là những loại nào? (0,5 điểm)

  1. Hai loại: lời thoại của nhân vật và tiếng đế
  2. Ba loại: đối thoại, độc thoại và bàng thoại
  3. Bốn loại: đối thoại, độc thoại, bàng thoại và tiếng đế
  4. Năm loại: đối thoại, độc thoại, bàng thoại, tiếng đế, lời nói, lời hát

Câu 3. Hành động nào của Thị Mầu được lặp đi lặp lại trong đoạn trích? (0,5)

  1. Thị Mầu trò chuyện với chú tiểu Kính Tâm
  2. Thị Mầu đối đáp với tiếng đề
  3. Thị Mầu tán tỉnh chú tiểu Kính Tâm
  4. Thị Mầu đối thoại với chính mình

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong lời thoại: “Thầy như táo rụng sân đình/ Em như gái rở, đi rình của chua”? (0

  1. Nhân hóa
  2. Liệt kê
  3. Ẩn dụ
  4. So sánh

Câu 5. Qua lời thoại của nhân vật, Thị Mầu hiện lên với tính cách như thế nào?

  1. Táo bạo, lẳng lơ
  2. Hiền thục, đoan chính
  3. Táo bạo, hư hỏng
  4. Không rõ tính cách

Câu 6. Đâu là đề tài chính mà đoạn trích trên đề cập đến?

  1. Đề tài Phật giáo
  2. Đề tài Nho giáo
  3. Đề tài sinh hoạt, thế sự
  4. Đề tài đạo đức, tình yêu

Câu 7. Qua tiếng đế, bạn có thể thấy tác giả dân gian thể hiện thái độ gì đối với nhân vật Thị Mầu?

  1. Đồng cảm, thương xót
  2. Chê cười, tố cáo
  3. Chê cười, phê phán
  4. Đồng tình, yêu mến