Thần Sét
Trong đám tướng lĩnh của Ngọc Hoàng, trước tiên phải kể đến thần Sét. Thần Sét có danh hiệu là Thiên Lôi, cũng có khi được gọi là ông Sấm. Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội. Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian, hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ lên đầu, chứ không chém vào cổ. Có khi xong việc, thần không mang lưỡi búa lên theo mà quẳng luôn tại đó. Thần thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng Hai, tháng Ba mới lại dậy làm việc.
Tính thần Sét rất nóng nảy: hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm giết hại kẻ vô tội. Người ta kể chuyện: có lần thần bị bắt nằm im một nơi không cựa quậy ở trong một đám rừng ở Thiên đình. Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người nhưng không biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hoàng tha, thần có thói quen hễ nghe thấy tiếng gà là giật mình. Mỗi lần có chớp rạch, biết thần Sét sắp xuống, người hạ giới thường bắt chước tiếng gà dọa thần có lẽ cũng là vì cớ đó.
Thần Sét kể ra thì cực oai, cực dữ, nhưng không ai có thể tưởng tượng được rằng thần bị thua Cường bạo đại vương. Mặc dầu ông Cường Bạo sau rồi cũng bị thần Sét đánh chết nhung câu chuyện này đã một dạo làm cho cả thiên đình xấu hổ.
(Theo Nguyễn Đổng Chi – Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Sđd, tr 87, 88)
- Nội dung chính của truyện trên là gì?
- Ngoại hình, tính cách của thần Sét
- Công việc thi hành pháp luật ở trần gian của thần
- Cách người hạ giới tránh bị thần Sét đánh nhầm
- Cả 3 ý trên
- Thần Sét có hình dạng, tính cách như thế nào?
- Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội
- Thần rất nóng nảy, hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay
- Thần dữ tợn nhưng rất tốt tính
- Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội, nóng nảy, có lúc đánh nhầm người và vật.
- Vũ khí của thần Séti là gì?
- Lưỡi búa
- Lưỡi dao
- Đũa thần
- Lưỡi gươm
- Khi mắc sai lầm thần bị Ngọc Hoàng phạt như thế nào?
- Nhốt trong rừng B. Cho gà mổ C. Dùng điện lôi D. A, B, C đều sai
- Mỗi khi biết thần Sét chuẩn bị xuống trần gian, người hạ giới đã làm gì?
- Đi ngủ
- Ra nghênh đón thần
- Mổ lợn cúng tế
- A, B, C đều sai
- Việc người xưa xây dựng hình ảnh thần Sét có hình dạng, tính khí như con người thể hiện quan niệm, nhận thức gì của người xưa?
- Vạn vật đều có linh hồn
- Mọi thứ trong trời đất đều là ảo ảnh
- Sùng bái thần linh
- Thần linh và con người chung sống cùng nhau
- 7. Câu chuyện thần Sét thể hiện khát vọng gì của người xưa?
- Làm chủ trời đất
- Lí giải hiện tượng sét đánh trong tự nhiên
- Con người là chủ của trời đất
- Thần linh luôn tồn tại trong trời đất.
Thần gió
(1) Thần Gió có một hình dạng kỳ quặc. Thần không có đầu. Bảo bối của thần là một thứ quạt mầu nhiệm. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng. Những lúc thần Gió phối hợp với thần Mưa có khi cả thần Sét nữa cùng hoạt động là những lúc đáng sợ nhất. Thỉnh thoảng thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời. Đó là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoáy, dân gian thường gọi là thần Cụt đầu.
(2) Thần có một đứa con còn nhỏ hay nghịch ngợm. Người ta kể chuyện có một hôm gặp khi thần đi vắng, người con ở nhà giở quạt của cha làm gió thổi chơi. Lúc ấy ở hạ giới có một người vì mất mùa đói khổ, cái ăn tìm không ra. Hôm đó trong nhà lại có vợ đau nặng ông ta phải cất công đi rất xa hơn một ngày đường mới xin được một bát gạo để về nấu cháo cho vợ. Khi về gần đến nhà, ông đưa gạo xuống ao để vo. Lúc đó trời quang mây tạnh. Bất đồ trận gió do con thần gió quạt lên tứ tung làm cho bát gạo của người kia đựng trong rá văng xuống ao bùn.
(3) Người nọ khóc lóc thảm thiết không biết bắt đền ai, căm tức thần Gió vô hạn, quyết tâm kiện lên Thiên đình. Ngọc Hoàng nghe rõ câu chuyện mới đòi thần Gió đến quở trách. Thần Gió thú thật là có đứa con ở nhà nghịch bậy. Ngọc Hoàng cho đó là tội không thể tha thứ được mới đày con thần Gió xuống trần bắt đi chăn trâu cho người mất gạo kia. Sau đó được ít lâu, Ngọc Hoàng lại bắt con thần Gió hóa làm cây ngải, tức là cây mà người hạ giới thường gọi là cây ngải gió hoặc cây ngải tướng quân, để báo tin gió cho thiên hạ. Mỗi lần cây ngải gió cuốn bông cuốn lá lại, người hạ giới bảo là trời sắp nổi gió nổi mưa. Lại mỗi lần trâu bị cảm gió, người ta thường lấy lá cây ngải chữa, vì cho nó có kinh nghiệm về bệnh của trâu trong thời gian giữ trâu cho người mất gạo.
(Theo Nguyễn Đổng Chi – tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh, Sđd, tr.93-94)
- Truyện Thần Gió thuộc thể loại:
- Thần thoại suy nguyên.
- Sử thi anh hùng
- Thần thoại sáng tạo.
- Cổ tích thần kì.
- Thần Gió có đặc điểm ngoại hình như thế nào?
- Một hình dạng kỳ quặc, thân như đám bông gòn.
- Một hình dạng kỳ quặc, hình con rùa.
- Một hình dạng kỳ quặc, không có đầu.
- Một hình dạng kỳ quặc, thân thể to lớn.
- Nội dung truyện Thần Gió nói lên điều gì?
- Lí giải hiện tượng tự nhiên (gió).
- Nguồn gốc cây ngải gió.
- Kinh nghiệm chữa bệnh cảm gió cho trâu của người Việt xưa.
- Cả A, B, C.
- Sắp xếp các sự kiện theo trình tự hợp lí để tạo thành cốt truyện của văn bản trên.
(1) Giới thiệu Thần Gió và công việc của Thần.
(2) Ngọc Hoàng đày con Thần Gió đi chăn trâu cho người con người và sau này hóa thành cây ngải gió để báo tin.
(3) Đứa con nghịch ngợm khiến bát gạo người nông dân văng xuống bùn.
(4) Thần Gió đi vắng để quạt thần kì ở nhà.
- (1), (4), (2), (3)
- (1), (4), (3), (2)
- (2), (1), (3), (4).
- (3), (1), (2), (4).
- Chi tiết con Thần Gió nghịch ngợm giúp ta hiểu thêm điều gì về Thần Gió?
- Thần Gió là người tài giỏi.
- Thần Gió là người thông minh.
- Thần Gió là người cha thiếu nghiêm khắc.
- Thần Gió là người có trách nhiệm.
- Cơ sở xây dựng hình tượng nhân vật Thần Gió dựa trên:
- Quan sát hiện tượng tự nhiên.
- Nhân hóa các vị Thần.
- A, B đều đúng.
- A, B đều sai.
- Chi tiết con Thần Gió bị Ngọc Hoàng đày đi chăn trâu và hóa thành cây ngải có ý nghĩa gì?
- Chi tiết kì ảo, tạo sự hấp dẫn cho truyện.
- Lí giải nguồn gốc tự nhiên.
- Khát vọng cuộc sống tốt đẹp, công bằng.
- Cả 3 ý trên.
Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng
Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng. Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng, luân phiên nhau. Cô chị Mặt trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hóa dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại.
Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tai Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm; cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một; cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra.
(Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003)
Câu 1. Dấu hiệu nào sau đây giúp anh/chị xác định văn bản trên là thần thoại.
- Nhân vật chính là Ngọc Hoàng, người cai quản trời đất.
- Nhân vật chính là thần Mặt Trời và Mặt Trăng, họ là các vị thần sáng tạo vũ trụ.
- Nhân vật chính là con người, giữ vai trò trong việc lý giải và chinh phục tự nhiên.
- Nhân vật chính là thần Mặt Trời và Mặt Trăng trong việc chăm lo cuộc sống con người.
Câu 2. Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được giao nhiệm vụ:
- Chăm lo cuộc sống con người dưới trần gian.
- Chiếu sáng cho con người làm việc.
- Làm cho ngày đêm dài ngắn khác nhau.
- Thay nhau coi việc dưới trần gian.
Câu 3. Bọn khiêng kiệu trẻ hay la cà, về trễ đã dẫn đến chuyện gì?
- Ban ngày sẽ ngắn đi
- Ban ngày sẽ dài ra
- Mặt trời sẽ chiếu sáng ít đi
- Nữ thần Mặt Trời bị trời trách phạt
Câu 4. Nhân dân dưới trần gian phàn nàn về điều gì?
- Các nữ thần làm cho ngày dài ngắn, ảnh hưởng đến công việc của họ.
- Sức nóng của nữ thần Mặt Trăng làm nhân dân không chịu được.
- Các nữ thần bỏ bê công việc chiếu sáng trần gian làm cây cối không phát triển được.
- Cả 3 ý trên.
Câu 5. Nội dung khái quát của văn bản trên là:
- Kể về công việc của nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.
- Giải thích vì sao có ngày dài, ngày ngắn.
- Lý giải về các hiện tượng tự nhiên của Mặt Trời và Mặt Trăng.
- Giải thích các hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết, trăng quầng.
Câu 6. Câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng không nhằm lý giải điều gì?
- Ngày ngắn, ngày dài.
- Trăng sáng, trăng quầng.
- Ngày đêm tuần hoàn nhau.
- Mặt trời có sức nóng dữ dội.
Câu 7. Thông điệp đúng nhất mà tác giả dân gian muốn gửi gắm qua câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là:
- Thể hiện khát vọng tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên xảy ra trên trái đất.
- Thể hiện các quan niệm về tự nhiên và xã hội của dân gian.
- Thể hiện sức mạnh của các vị thần sáng tạo thế giới.
- Thể hiện các tín ngưỡng dân gian về sự tôn thờ các vị thần sáng tạo thế giới.
Thần mưa
Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần người ở hạ giới phải lên kiện Trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày.
Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa để giúp sức thần Mưa. (…) Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua nhau mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa rồng, nhưng đến lượt thứ ba thì đuối sức ngã bổ xuống, lưng cong khoăm lại và cứt lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi thì bỗng gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, lọt vào cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa rồng phun nước làm ra mưa. Bởi vậy, về sau người ta có câu ví rằng:
Gái ngoan lấy được chồng khôn,
Cầm như cá vượt Vũ Môn hóa rồng.
(Theo Hoàng Minh, Việt Dũng, Thu Nga, Thần thoại Việt Nam chọn lọc,
Nxb Thanh Niên, 2019)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào (0,5 điểm):
- Cổ tích
- Ngụ ngôn
- Thần thoại
- Sử thi
Câu 2. Phát biểu nào sau đây nói về đặc điểm không gian trong truyện “Thần Mưa” (0,5 điểm):
- Không gian bao gồm nhiều cõi: cõi trời, cõi người, cõi Thủy phủ
- Không gian rộng lớn, gắn với các cuộc phiêu lưu của người anh hùng
- Không gian hoang sơ, chưa có sự sống
- Không gian gắn liền với các sinh hoạt cộng đồng
Câu 3. Phát biểu nào sau đây được dùng để miêu tả hình dạng của thần Mưa (0,5 điểm):
- Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến
- Thần thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời
- Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi
- Thần Mưa là vị thần hình rồng
Câu 4. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng trình tự diễn biến của các sự kiện chính trong truyện (0,5 điểm):
- Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng – Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi – Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể – Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa
- Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể – Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi – Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa – Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng.
- Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi – Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể – Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa – Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng.
- Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi – Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể – Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng – Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa
Câu 5. Theo bạn, nội dung của truyện “Thần Mưa” được tác giả dân gian xây dựng dựa trên cơ sở nào (0,5 điểm):
- Dựa vào đặc điểm của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
- Dựa vào cơ sở khoa học
- Dựa vào tình cảm, thái độ của người xưa đối với thế giới tự nhiên
- Dựa vào sự thật về nguồn gốc của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nêu lên nội dung bao quát của truyện “Thần Mưa” (0,5 điểm):
- Truyện kể về công việc của thần Mưa
- Truyện kể về công việc của thần Mưa và cuộc thi chọn rồng để làm mưa
- Truyện kể về cuộc thi chọn rồng để làm mưa và cá chép đã thắng trong cuộc thi ấy
- Truyện đi vào lí giải hiện tượng hạn hán, lũ lụt
Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói lên giá trị chủ đề của truyện “Thần Mưa” (0,5 điểm)
- Thể hiện ước mơ, khát vọng của người xưa trong việc đi vào lí giải về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên
- Thể hiện những nhận thức hồn nhiên, sơ khai về thế giới của người xưa
- Lí giải về nguồn gốc của mưa, về nạn hạn hán, lũ lụt và sự tích cá chép hóa rồng
- Cả ba đáp án trên
Nữ thần lúa
Nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm.
Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:
– Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế?
Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị mang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:
– Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về.
Từ đó nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa, với tiết mục ‘”rước bông lúa”’. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới.
Cũng vào lúc chế tạo ra lúa. Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu thần gieo tất cả hạt giống cỏ ở trong tay trái. Cỏ mọc rất nhanh, chỉ trong một đêm đã lan tràn khắp cả mặt đất. Đến khi thần gieo hết một nửa số hạt giống lúa ở trong tay phải thì không còn một mảnh đất nào để gieo nữa. Thần đành đem nửa số hạt giống lúa về Trời. Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất.
Khi biết rõ việc ấy Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hóa làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và kéo cầy cho loài người trồng lúa.
(Nguồn http://truyenxuatichcu.com/than-thoai-viet-nam/nu-than-lua.html)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
- Truyền thuyết
- Sử thi
- Thần thoại
- Truyện cổ tích
Câu 2. Đề tài của truyện là gì?
- Ngọc Hoàng
- Mặt Trời và Mặt Trăng
- Người anh hùng
- Nữ thần
Câu 3. Xác định ngôi kể trong văn bản
- Ngôi thứ nhất
- Ngôi thứ hai
- Ngôi thứ ba
- Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 4. Ngọc Hoàng đã làm gì để loài người được tồn tại?
- Sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người
- Sai nữ thần Lúa xuống dạy mọi người trồng lúa
- Sai nữ thần Lúa dạy còn người cắt cỏ trồng lúa
- Sai nữ thằn Lúa giúp con người gặt hái, mang lúa về nhà.
Câu 5. Để giải thích hiện tượng lúa có những bông (hạt) lép, tác giả dân gian đã tưởng tượng ra câu chuyện gì?
- Trời tức giận làm ra những bông lúa lép
- Nữ thần Lúa vì giận sự phũ phàng của con người.
- Nữ thần Mặt trời tức giận con người
- Ngọc hoàng vì ghét con người.
Câu 6. Mục đích của người xưa khi sáng tạo ra nhân vật Nữ thần Lúa là gì?
- Giải thích nguồn gốc của cây lúa
- Giải thích vì sao con trâu lại kéo cày suốt đời
- Giải thích nguồn gốc vì sao cỏ mọc nhiều
- Giải thích lại có hạt lúa lép.
Câu 7. Dòng nào dưới đây đúng với truyện Sự tích cây Lúa
- Sự tích cây Lúa là truyện thần thoại Việt Nam, ngoài việc lí giải về sự ra đời của cây Lúa, câu chuyện còn giải thích phong tục cúng nữ thần Lúa ở một số nơi.
- Nói về vẻ đẹp của cây Lúa.
- Ca ngợi người nông dân trồng ra cây Lúa.
D.Câu chuyện giải thích về hiện tượng các vị thần xuất hiện ở nước ta.
Câu chuyện về Thần núi Tản Viên
[…]
Có truyền thuyết kể rằng thần núi Tản Viên tuy thuộc dòng dõi vua Lạc Long Quân nhưng thuở lọt lòng bị bỏ rơi trong rừng, được một người tiều phu gặp đem về nuôi, đặt tên là Kỳ Mạng. Sở dĩ thần có tên này là vì trước khi gặp cha nuôi, đứa bé mới lọt lòng đã được dê rừng cho bú, chim chóc ấp ủ cho khỏi chết. Kỳ Mạng chóng lớn khôn, theo nghề cha nuôi ngày ngày vác rìu vào rừng đốn củi.
Một hôm, Kỳ Mạng đốn một cây đại thụ. Cây to lớn quá, chặt từ sáng đến chiều mà vẫn chưa hạ nổi. Bỏ dở ra về, đến sáng hôm sau trở vào rừng, Kỳ Mạng hết sức ngạc nhiên thấy những vết chặt đã dính liền lại khắp thân cây. Kỳ Mạng xách rìu lại chặt nữa, suốt ngày ráng hết sức không xong, đến ngày thứ hai trở lại cũng thấy cây vẫn nguyên vẹn như chưa hề bị động tới. Không nản chí, Kỳ Mạng ra công cố chặt, quyết hạ cho kỳ được, rồi đến tối ở lại nấp gần cây rình xem sự thể. Vào khoảng nửa đêm, Kỳ Mạng thấy một bà lão hiện ra, tay cầm gậy chỉ vào cây, đi một vòng quanh cây, tự nhiên những vết chặt lại liền như cũ. Kỳ Mạng nhảy ra khỏi chỗ nấp, tức giận hỏi bà lão sao lại phá công việc của mình. Bà lão nói :
– Ta là thần Thái Bạch. Ta không muốn cho cây này bị chặt vì ta vẫn nghỉ ngơi ở trên cây.
Kỳ Mạng mới phản đối:
– Không chặt cây thì tôi lấy gì mà nuôi sống?
Bà thần đưa cho Kỳ Mạng cái gậy và dặn rằng : “Gậy này có phép cứu được bách bệnh. Hễ ai ốm đau chỉ cầm gậy gõ vào chỗ đau là khỏi, vậy ta cho ngươi để cứu nhân độ thế”.
Kỳ Mạng nhận gậy thần, từ đấy bỏ nghề kiếm củi, đi chữa bệnh cho người đau. Có một hôm, đi qua sông thấy lũ trẻ chăn trâu đánh chết một con rắn trên đầu có chữ vương, Kỳ Mạng biết là rắn lạ mới cầm gậy thần gõ vào đầu con rắn thì con rắn ấy sống lại, bò xuống sông mà đi mất.
Được vài hôm, bỗng có một người con trai, đem đồ vàng ngọc, châu báu đến nói rằng :
– Thưa ngài, tôi là Tiểu Long Hầu, con vua Long Vương bể Nam. Bữa trước tôi đi chơi trên trần, chẳng may bị bọn trẻ con đánh chết. Nhờ có ngài mới được sống, nay mang lễ vật lên xin được tạ ơn.
Kỳ Mạng nhất định không lấy. Tiểu Long Hầu mới cố mời xuống chơi dưới bể, đưa ra một cái ống linh tê, để Kỳ Mạng có thể rẽ nước mà đi.
Long Vương thấy ân nhân cứu con mình xuống chơi thì mừng lắm, mở tiệc thết đãi ba ngày, rồi đưa tặng nhiều của quý lạ, nhưng Kỳ Mạng vẫn một mực chối từ. Sau cùng Long Vương mới biếu một quyển sách ước. Lần này Kỳ Mạng nhận sách mang về trần. Cuốn sách ước chỉ gồm có ba tờ bằng da cá, ngoài bọc vỏ rùa. Ba trang sách, mỗi trang chứa một tính chất : Kim, Mộc, Hỏa… chỉ thiếu một trang Thủy mà Long Vương giữ lại.
Kỳ Mạng mới bắt đầu thử xem linh nghiệm ra sao, mở sách ra đặt tay vào trang Hỏa khấn khứa thì được nghe thấy sấm sét giữa lúc trời quang mây tạnh, rồi chỉ trong nháy mắt trên trời vần vũ đầy mây, chớp sáng, sấm sét nổi lên rung chuyển cả bầu trời.
Kỳ Mạng mỉm cười đắc ý, đặt tay vào trang Mộc, ước ao thấy một rừng cây đi. Tức thì những cây ở trước mặt chàng tự nhiên tiến bước như một đạo quân.
Kỳ Mạng gấp sách lại, thấy mình từ đấy uy quyền, sức mạnh không còn ai sánh kịp. Rồi bắt đầu lang thang đó đây cứu giúp đời. Khi đã thành thần rồi, nhân một hôm qua cửa Thần Phù, ngài mới ngược dòng sông lên núi Tản Viên, ở luôn tại đấy. Với cuốn sách ước, ngài dựng lên những lâu đài cung điện nguy nga giữa chốn rừng núi hoang vu.
Từ đó tiếng đồn đi rằng núi Tản Viên do một vị thần phép thuật thần thông cai quản. Thần Tản Viên còn có tên gọi là Sơn Tinh nữa.
– Truyện thần thoại Việt Nam- TheGioiCoTich.VN –
Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên:
- Thần thoại suy nguyên
- Sử thi
- Cổ tích
- Thần thoại sáng tạo
Câu 2. Theo văn bản, thần núi Tản Viên còn được biết đến với tên gọi nào khác?
- Lạc Long Quân
- Sơn Tinh
- Kỳ Mạng
- Cả B và C
Câu 3. Cuốn sách Long Vương tặng Kỳ Mạng thiếu trang nào?
- Thủy
- Kim
- Hỏa
- Mộc
Câu 4. Câu văn nào thể hiện đầy đủ nhất sự thần kì của cây gậy được thần Thái Bạch tặng Kỳ Mạng?
- Gậy này có phép cứu được bách bệnh. Hễ ai ốm đau chỉ cầm gậy gõ vào chỗ đau là khỏi, vậy ta cho ngươi để cứu nhân độ thế.
- Vào khoảng nửa đêm, Kỳ Mạng thấy một bà lão hiện ra, tay cầm gậy chỉ vào cây, đi một vòng quanh cây, tự nhiên những vết chặt lại liền như cũ.
- Kỳ Mạng nhận gậy thần, từ đấy bỏ nghề kiếm củi, đi chữa bệnh cho người đau.
- Có một hôm, đi qua sông thấy lũ trẻ chăn trâu đánh chết một con rắn trên đầu có chữ vương, Kỳ Mạng biết là rắn lạ mới cầm gậy thần gõ vào đầu con rắn thì con rắn ấy sống lại, bò xuống sông mà đi mất.
Câu 5. Sau khi nhận được gậy Thái Bạch tặng, Kỳ Mạng đã làm nghề gì?
- Kiếm củi
- Chữa bệnh cứu người đau
- Đi chăn trâu
- Xây lâu đài
Câu 6. Sau khi mở sách ước, Kỳ Mạng đặt tay vào trang Hỏa thì điều gì xảy ra?
- Một rừng cây đi
- Thần rắn xuất hiện
- Sấm sét xuất hiện giữa lúc trời quang mây tạnh, rồi chỉ trong nháy mắt trên trời vần vũ đầy mây, chớp sáng, sấm sét nổi lên rung chuyển cả bầu trời
- Những lâu đài cung điện nguy nga giữa chốn rừng núi hoang vu
Câu 7. Dòng nào trong các phương án dưới đây thể hiện rõ nhất những phẩm chất của Kỳ Mạng?
- Chăm chỉ
- Thương người
- Ngay thẳng
- Tất cả các ý trên
Câu 8. Thông điệp có ý nghĩa nhất qua văn bản là gì?
- Lòng biết ơn thế hệ đi trước
- Cần bảo vệ thành quả của cha ông đã tạo ra.
- Cần yêu thương, giúp đỡ nhau
- Cả A và B